Xyanua công thức là gì? Tính chất và ứng dụng Xyanua

Xyanua là chất độc có mức độ nguy hiểm cao, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường sống. Tuy vậy, Xyanua vẫn được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp. Vậy, Xyanua công thức là gì và có tính chất, ứng dụng ra sao? Phải xử trí như thế nào khi nhiễm độc Xyanua?

Xyanua công thức hóa học là gì?

Xyanua có công thức là CN-, công thức cấu tạo là C≡N. Hóa chất này thường kết hợp cùng với những chất khác như natri, kali để tạo thành hợp chất. Ví dụ: HCN, NaCN, KCN,…

Xyanua công thức
Công thức hóa học của Xyanua

Trong tự nhiên, Xyanua được sản sinh ra nhiều nhất ở khói thuốc lá và khí thải xe hơi. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy một lượng rất nhỏ Xyanua trong một số loại thực vật: hạnh nhân, đậu nành, rau chân vịt, củ sắn sống và măng tươi.

Tính chất vật lý của Xyanua

Tính chất vật lý cơ bản của Xyanua thể hiện như sau:

  • Xyanua có thể tồn tại ở thể khí, lỏng hoặc rắn tùy theo hợp chất liên kết với gốc CN-. Khi tồn tại ở thể khí, Xyanua không có màu và mùi giống quả hạnh nhân.
  • Khối lượng riêng của Xyanua là 1,52 g/cm.
  • Nhiệt độ nóng chảy Xyanua là 634 độ C.
  • Xyanua không tan trong nước ở nhiệt độ 0 độ C. Nếu nhiệt độ tăng lên 25 độ C, độ tan của Xyanua là 71,6 g/100 g.
  • Phân tử khối của Xyanua là 65.12 đvC.

Tính chất hóa học của Xyanua

Xyanua có tính chất hóa học đa dạng để có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cũng như gây ra một số phản ứng nếu tiếp xúc với con người và sinh vật. Dưới đây là những tính chất hóa học đặc trưng của Xyanua:

Tác dụng với axit mạnh hơn

Muối xyanua của axit yếu dễ bị axit mạnh đẩy ra khỏi dung dịch muối. Phương trình phản ứng giữa CN- và axit:

  • 2NaCN + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCN

Tác dụng với oxy

Hợp chất Xyanua có phản ứng với oxy, khi tiếp xúc với con người và các sinh vật khác sẽ ngăn cản cơ thể sử dụng oxy nên rất độc hại. Phương trình phản ứng giữa CN- và oxy:

  • 2CN− + O2 → 2CNO−

Phản ứng phân hủy

Dung dịch HCN loãng nồng độ 1/5000 sẽ bị phân hủy trong vòng 5 tháng khi đặt ở ngoài môi trường. Phương trình phản ứng:

  • HCN + 2H2O → HCOONH4
  • 2HCN + 2H2S + O2 → 2HCNS + 2H2O
Tính chất hóa học của Xyanua
Xyanua có tính chất hóa học đa dạng

Phản ứng với CO2 trong không khí

Muối Xyanua để trong không khí sẽ tác dụng với CO2 và nước tạo thành khí HCN, muối trung hòa. Phương trình phản ứng:

  • 2NaCN + CO2 + H2O → 2HCN + Na2CO3

Tác dụng với đồng

Kali Xyanua phản ứng với đồng giải phóng khí hidro, kali hidroxit và Dicyanidecopper (I) potassium. Phương trình phản ứng:

  • 2Cu + 2H2O + 4KCN → H2 + 2KOH + 2K[Cu(CN)2]

Ứng dụng Xyanua trong cuộc sống

Nhờ tính chất hóa học đa dạng, hợp chất Xyanua có thể tác dụng với nhiều chất khác nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể:

  • Khai thác khoáng sản: Xyanua được dùng để loại bỏ tạp chất khi khai thác mỏ và thu được vàng, bạc có độ tinh khiết cao hơn.
  • Sản xuất hóa chất: Xyanua là nguyên liệu quan trọng dùng để sản xuất một số loại hóa chất như nitrile, acyl xyanua,… ứng dụng trong ngành hóa học hữu cơ.
  • Y tế: Hợp chất Xyanua ứng dụng để đo thể ketone trong nước tiểu nhằm hỗ trợ xác định một số bệnh lý. Ngoài ra, hợp chất này còn được nghiên cứu và ứng dụng hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi, phong cùi.
  • Nghệ thuật: Xyanua phản ứng được với đồng nên có thể dùng để điêu khắc các tác phẩm bằng đồng.
  • Thuốc diệt côn trùng, sâu bọ: Độc tính có trong hợp chất Xyanua dùng để chế tạo thuốc diệt côn trùng và sâu bọ gây hại. Tuy nhiên, liều lượng Xyanua cần đảm bảo không quá nhiều để tránh gây hại cho con người, động vật và môi trường.

Xyanua có phải chất độc không?

Xyanua là chất độc gây nguy hiểm cho con người, sinh vật sống và môi trường xung quanh. Nếu bạn nuốt phải 50 – 200mg xyanua thể rắn hoặc hít phải xyanua trong không khí với nồng độ 270 ppm, chất độc sẽ phát tác chỉ trong vòng vài phút.

Xyanua là chất độc
Xyanua là chất độc gây hại cho sinh vật sống và môi trường

Triệu chứng ngộ độc Xyanua tùy theo nồng độ chất độc cũng như cơ địa của con người. Nếu tiếp xúc với một lượng nhỏ chất độc, bạn sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, lú lẫn, đau tức ngực và khó thở.

Sau đó, nếu không được đưa tới bệnh viện nhanh chóng, người ngộ độc sẽ bị rối loạn huyết áp, tổn thương phổi, co giật, hôn mê và dẫn đến tử vong.

Phải làm gì khi nhiễm độc Xyanua?

Khi tiếp xúc với Xyanua nhưng không rõ nồng độ, bạn rất dễ bị ngộ độc và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng.

  • Nếu tiếp xúc với Xyanua, bạn cần cố gắng tránh ra nguồn phát tán khí độc.
  • Sau khi tìm cho mình một nơi an toàn, bạn hãy dùng khăn lau sạch những vị trí tiếp xúc với Xyanua trên da, tóc.
  • Cuối cùng, bạn liên hệ với cơ quan y tế để được hỗ trợ xử lý chất độc ra khỏi cơ thể.

Xyanua phát tác triệu chứng rất nhanh, do đó bạn cần gấp rút thực hiện những biện pháp trên. Bên cạnh đó, bạn không được bỏ những đồ vật, dụng cụ đã tiếp xúc với chất độc vào thùng rác thải sinh hoạt để tránh lây nhiễm cho người khác.

Kết luận

Hiểu rõ Xyanua công thức là gì cũng như tính chất, ứng dụng và ảnh hưởng của hợp chất đến sức khỏe là điều mỗi người nên biết để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều kiến thức hay về hóa học, hãy theo dõi những bài viết mới trên website congthuchoahoc.com.

Bài viết liên quan

  • Hiểu rõ axit nitrơ công thức và tính chất hóa học cơ bản

    Hiểu rõ axit nitrơ công thức và tính chất hóa học cơ bản

    Tìm hiểu chi tiết về axit nitrơ công thức HNO2, cấu tạo phân tử và tính chất hóa học. Khám phá các phản ứng với bazơ, muối, kim loại cùng ứng dụng trong công nghiệp.

  • Hiểu sâu nước brom công thức và ứng dụng trong thí nghiệm hóa học

    Hiểu sâu nước brom công thức và ứng dụng trong thí nghiệm hóa học

    Tìm hiểu chi tiết về nước brom công thức, cấu tạo phân tử và tính chất đặc trưng. Hướng dẫn điều chế, phản ứng hóa học quan trọng cùng các biện pháp an toàn khi sử dụng trong phòng thí nghiệm.

  • Tổng quan natri carbonat công thức và ứng dụng trong đời sống

    Tổng quan natri carbonat công thức và ứng dụng trong đời sống

    Tìm hiểu chi tiết về natri carbonat công thức Na2CO3, cấu tạo phân tử, tính chất hóa học đặc trưng và quy trình sản xuất trong công nghiệp. Khám phá ứng dụng thực tiễn của muối cacbonat.

  • Học thuộc công thức hóa học của lưu huỳnh và các hợp chất quan trọng

    Học thuộc công thức hóa học của lưu huỳnh và các hợp chất quan trọng

    Tìm hiểu chi tiết công thức hóa học của lưu huỳnh, cấu tạo phân tử và các dạng tồn tại. Khám phá tính chất, phản ứng đặc trưng cùng ứng dụng quan trọng của nguyên tố này trong đời sống.

  • Điểm qua oleum công thức và cách tính nồng độ trong hóa học

    Điểm qua oleum công thức và cách tính nồng độ trong hóa học

    Tìm hiểu chi tiết về oleum công thức, cấu tạo và tính chất hóa học. Hướng dẫn cách tính nồng độ, pha chế an toàn kèm bài tập có lời giải chi tiết cho học sinh phổ thông.

  • Tìm hiểu công thức DAP và cách sử dụng phân bón DAP hiệu quả cho cây trồng

    Tìm hiểu công thức DAP và cách sử dụng phân bón DAP hiệu quả cho cây trồng

    Tìm hiểu công thức DAP và hướng dẫn chi tiết về cách pha, tỉ lệ bón phân DAP cho từng loại cây trồng. Giải thích thành phần hóa học và kỹ thuật sử dụng phân bón DAP hiệu quả.